Sóng Zigbee là gì? Đặc điểm và cách mở rộng Zigbee

Sóng Zigbee là giao thức mạng đơn giản và hiệu quả nhất để đồng bộ hóa các thiết bị công nghệ khác nhau. Từ đó tạo nên hệ sinh thái trong lĩnh vực nhà thông minh. Để hiểu rõ hơn về Zigbee là gì? Cách mở rộng Zigbee trong hệ thống nhà thông minh như thế nào mời bạn cũng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!

Sóng Zigbee là gì?

Sóng Zigbee hay mạng Zigbee là công nghệ không dây được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn 802.15.4 của IEEE. Đây được xem là giải pháp hữu ích nhằm thay thế cho Bluetooth và mạng wifi trên một số ứng dụng. Công nghệ Zigbee không tập trung quá nhiều vào các điểm kết nối. Công nghệ này hoạt động hiệu quả khi truyền dữ liệu giữa hai thiết bị có công suất cao khác nhau trong phạm vi ngắn. 

Zigbee ra đời với mục đích thay thế cho những kết nối không dây cá nhân khác vì nó đơn giản hơn, rẻ hơn, ít tiêu tốn điện năng hơn. Đây cũng là lý do nhiều thiết bị smartphone chạy bằng pin, cần thời gian hoạt động dài thường sử dụng Zigbee, đặc biệt là các cảm biến. 

Công nghệ mạng Zigbee ngày càng được ứng dụng rộng rãi
Công nghệ mạng Zigbee ngày càng được ứng dụng rộng rãi

Đặc điểm của công nghệ Zigbee

Công nghệ Zigbee hỗ trợ kết nối mạng lưới, từ đó giúp các thao tác của người dùng với thiết bị sẽ được ổn định. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của sóng Zigbee. 

Độ bảo mật 

Sử dụng mạng lưới Zigbee góp phần tăng khả năng bảo mật cho hệ thống nhà thông minh gia đình bạn. Mạng lưới này được bảo mật bằng các khóa đối xứng 128 bit. Đây được xem là mã hóa đạt tiêu chuẩn và được dùng trong các cơ quan chính phủ hay hoạt động trực tuyến của ngân hàng. Do đó khi sử dụng sóng Zigbee bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mức độ bảo mật. 

Khả năng tương thích

Sóng Zigbee có khả năng tương thích cao. Hiện nay có nhiều thiết bị thông minh có hỗ trợ công nghệ Zigbee, do đó bạn có thể dễ dàng kết nối các thiết bị trong hệ thống smarthome vào mạng lưới Zigbee. 

Công nghệ Zigbee có khả năng tương thích lớn
Công nghệ Zigbee có khả năng tương thích lớn

Mức độ tin cậy

Công nghệ không dây Zigbee hoạt động tốt trong hệ thống nhà thông minh. Do đó công nghệ này có mức độ tin cậy cao, được đông đảo người dùng tin tưởng. Đồng thời, Zigbee cũng đóng vai trò ổn định đường truyền giữa các thiết bị thông minh trong nhà, từ đó giúp người dùng có thể điều khiển hoạt động của các thiết bị. 

Khả năng sử dụng năng lượng

Hiện nay không ít người vẫn thường lo lắng về việc tiêu tốn năng lượng khi có nhiều thiết bị kết nối trong smarthome. Tuy nhiên, với công nghệ sóng Zigbee, bạn hoàn toàn yên tâm bởi nguồn điện sẽ được sử dụng một cách hiệu quả, giảm điện năng tiêu thụ mỗi tháng. Đặc biệt, công nghệ Zigbee còn có khả năng hẹn lịch cho các thiết bị hoạt động, từ đó giúp bạn kiểm soát tốt hơn thời gian vận hành của các thiết bị trong gia đình. 

Cấu hình mạng

Mỗi điểm nút của Zigbee cho phép bước nhảy không giới hạn giữa các thiết bị nhằm tăng khả năng truyền đạt dữ liệu. Đặc biệt, mỗi điểm nút đóng vai trò là bộ lặp truyền tải tín hiệu độc lập để các thiết bị có thể kết nối với nhau. Sóng Zigbee sở hữu đến 65.000 điểm nút, điều này cũng giúp Zigbee trở thành mạng lưới lớn giúp kết nối các thiết bị thông minh và đảm bảo khả năng vận hành ổn định. 

Phạm vi tín hiệu

Công nghệ Zigbee hoạt động tốt trong mạng lưới kết nối smarthome với phạm vi kết nối trong khoảng từ 10 đến 20 mét. Và bạn cũng cần lưu ý rằng, bất cứ chướng ngại vật nào trong nhà cũng có thể là vật cản làm cản trở đến tín hiệu Zigbee.  

Ưu – nhược điểm của công nghệ Zigbee

Tương tự như các công nghệ hỗ trợ kết nối khác, sóng Zigbee cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay dưới đây!

Ưu điểm

  • Việc lắp đặt các thiết bị sử dụng mạng Zigbee dễ dàng, đơn giản, tiết kiệm nhiều thời gian. 
  • Nhờ vào kết nối mạng internet mà người dùng có thể điều khiển các thiết bị trong smarthome một cách dễ dàng. 
  • Công nghệ Zigbee có khả năng bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho hệ thống nhà thông minh của bạn 
  • Công nghệ mạng Zigbee hoạt động ổn định mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 
Công nghệ Zigbee có khả năng bảo mật cao
Công nghệ Zigbee có khả năng bảo mật cao

Nhược điểm

  • Đối với phạm vi có diện tích quá rộng thì công nghệ Zigbee không thể phru sóng hết toàn bộ. 
  • Khi gặp các vật cản lớn hoặc nhà có nhiều phòng, kết nối mạng Zigbee sẽ bị yếu đi.
  • So với thiết bị mạng đi dây thì khả năng ổn định của mạng không dây Zigbee sẽ kém hơn. 

Các thiết bị sử dụng sóng Zigbee

Hiện nay, nhiều thiết bị trong nhà thông minh đều sử dụng công nghệ Zigbee để kết nối. Có thể kể đến như:

  • Thiết bị chiếu sáng: đèn Bulb, đèn Led Downlight, công tắc cảm ứng, công tắc cơ. 
  • Thiết bị mở rộng: Bộ động cơ điều khiển rèm, Sensor cảm biến chuyển động, bộ phát hồng ngoại. 
  • Thiết bị an ninh: Bộ cảm biến cửa, các loại khóa thông minh; camera FPT AI, chuông cửa thông minh tích hợp camera. 

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như kết cấu của ngôi nhà mà sẽ có các thiết bị thông minh phù hợp. Nếu bạn đang quan tâm và tìm kiếm các loại khóa điện tử kết nối Zigbee thì có thể liên hệ với Khóa vân tay Archer để được tư vấn, hỗ trợ thêm. 

Hiện nay nhiều dòng khóa cửa điện tử đang sử dụng sóng Zigbee
Hiện nay nhiều dòng khóa cửa điện tử đang sử dụng sóng Zigbee

Cách mở rộng sóng Zigbee trong nhà thông minh

Để mở rộng mạng Zigbee cho hệ thống nhà thông minh bạn có thể tham khảo một trong các cách dưới đây!

Trang bị thêm Hub trung tâm mở rộng

Để mở rộng sóng Zigbee bạn có thể lắp thêm thiết bị kích sóng. Trong trường hợp khoảng cách từ Bub trung tâm đến thiết bị kết nối quá xa bạn sẽ cần đến một bộ thiết bị trung tâm thứ hai với vai trò như một bộ điều khiển trung tâm phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, bạn cần chuyển đổi qua lại giữa 2 Hub để  điều khiển thiết bị khác. 

Trang bị thêm Hub trung tâm mở rộng để mở rộng mạng Zigbee
Trang bị thêm Hub trung tâm mở rộng để mở rộng mạng Zigbee

Sử dụng thiết bị con tại các khoảng trống

Để mở rộng sóng Zigbee trong nhà thông minh bạn cũng có thể sử dụng thiết bị con có cấp điện ổn định để làm thiết bị “Mesh Zigbee”. Theo đó, các thiết bị con có nguồn cấp điện khi vận hành sẽ đảm nhận vai trò khuếch tán sóng Zigbee trong hệ. Do đó, nếu bạn có một thiết bị thông minh nào đó nằm ngoài tầm phủ sóng thì có thể lắp đặt thiết bị con trong hệ để mở rộng mạng Zigbee trong nhà. 

Với nhiều ưu điểm vượt trội, hiện nay sóng Zigbee ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống nhà thông minh. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt các thiết bị thông minh cho nhà ở như khóa cửa điện tử hay chuông cửa có camera… đừng quên liên hệ với Khóa điện tử Archer để được tư vấn, hỗ trợ thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *